Mẹ bầu sinh mổ ăn đu đủ được không? Câu trả lời sẽ khiến bạn bất ngờ: Đu đủ là loại trái cây mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng, bà bầu đẻ mổ ăn đu đủ được không? Để biết câu trả lời, mẹ đọc ngay thông tin này.
Lợi ích của đu đủ
Ăn đu đủ thường xuyên giúp tăng sức đề kháng, bổ máu, nhuận tràng nhờ đu đủ chứa nhiều ma nhê, sắt, kẽm, chất xơ. Trong trường hợp bị đầy bụng, khó tiêu, nên ăn một lát đu đủ. Chất tiêu đạm trong đu đủ sẽ giúp hệ tiêu hóa hoàn tất nhiệm vụ nhanh chóng.
Đu đủ còn là món ăn bài thuốc chống lão hóa, làm đẹp và mịn da nhờ chứa nhiều tiền vitamin A (bê ta carotene). Để tận dụng được lượng tiền vitamin A này, cần dùng đu đủ chín để tráng miệng sau khi ăn các món chiên xào. Lượng dầu trong món ăn sẽ là “nhịp cầu tre” đưa vitamin A vào cơ thể, bằng không, chúng sẽ bị thải ra ngoài.
Như vậy, đu đủ có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng các mẹ bầu sinh mổ ăn đu đủ được không và ăn như thế nào cho khoa học?
Mẹ bầu sinh mổ ăn đu đủ được không?
Mẹ bầu sinh mổ ăn đu đủ được không? Đu đủ nấu giò heo là một món ăn khá phổ biến dành cho các mẹ sau khi sinh để tăng lượng sữa tiết ra, nhằm đảm bảo đủ sữa cho con bú.
Ngoài ra, đu đủ cũng là loại quả hứa 2 loại hợp chất rất quan trọng là papain và chymopapain. Đây là 2 loại enzyme tiêu hóa protein rất hiệu quả, giúp làm giảm quá trình viêm nhiễm và làm lành nhanh vết thương sau khi sinh mổ.
Các mẹ sinh mổ ăn đu đủ được không?
Các loại vitamin A, C, E và beta carotene trong đu đủ cũng giúp nâng cao sức đề kháng và giúp hạn chế các bệnh như cảm, cúm cho mẹ một cách hiệu quả.
Vậy là mẹ đã biết “mẹ bầu sinh mổ ăn đu đủ được không?” rồi đấy nhé!
Các mẹ sinh mổ ăn đu đủ được không và ăn như thế nào cho khoa học?
Các mẹ sinh mổ ăn đu đủ được không và ăn như thế nào? Sau đây là một số món ăn được chế biến từ đu đủ mà mẹ có thể tham khảo:
Đu đủ xào thập cẩm
Nguyên liệu: 200g đu đủ, 300g phi lê cá chẽm, 100g tôm, 100g đậu que, 1 củ khoai tây, 1 đầu hành lá, dầu ăn, rau quế, hạt nêm, đường.
Cách làm:
– Đu đủ rửa sạch, thái miếng vừa ăn dày 2cm. Cá chẽm thái miếng dày 3cm. Đậu que thái khúc dài 4cm. Khoai tây gọt vỏ, thái nhỏ dài 4cm. Tôm bỏ vỏ, đầu.
– Đầu hành lá băm nhuyễn. Phi thơm với một ít dầu ăn, cho cá chẽm vào xào vừa chín tới, xúc ra đĩa.
– Đun một thìa súp dầu ăn, cho lần lượt đu đủ, khoai tây, đậu que, tôm vào xào chín. Cuối cùng cho cá chẽm vào, nêm 2 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê đường.
– Bày ra đĩa, trang trí với ít lá rau quế, ớt thái lát. Món này dùng nóng với cơm, có thể dùng thêm với nước tương.
Đu đủ hầm xương
Nguyên liệu: Xương lợn (hoặc giò lợn), đu đủ chưa chín kĩ: gọt bỏ vỏ, cắt khối vừa miệng ăn, hành ngò, cắt nhỏ, muối, tiêu, nước mắm ngon.
Sinh mổ ăn đu đủ được không và ăn thế nào cho khoa học?
Cách làm:
– Xương lợn rửa sạch, bỏ vào nồi rồi đổ ngập nước, thêm muối, tiêu vào rồi ninh. Sau khi nước sôi thì giảm nhỏ lửa ninh trong khoảng 20 phút cho xương ra nước ngọt.
– Đu đủ gọt bỏ vỏ, cắt khối vừa miệng ăn. Sau 20 phút cho đu đủ vào ninh tiếp khoảng 10 phút cho đến khi đu đủ chín. Tắt lửa nêm cho vừa miệng, cho hành ngò vào. Vậy là đã có một món ăn vừa bổ dưỡng vừa giúp giảm cân nặng.
Nộm đu đủ tai lợn
Nguyên Liệu: Nên sử dụng qua đu đủ chín ương để làm món này. Ngoài 1 đu đủ và 1-2 tai lợn phải có còn cần thêm 1 củ cà rốt, rau răm thái nhỏ, súp, mì chính, đường, chanh, tỏi, ớt quả.
Cách làm:
– Tai lợn rửa sạch với nước muối pha loãng, luộc tai lợn chín, rồi thái mỏng
– Bào đu đủ và cà rốt thành từng sợi mỏng. Ngâm vào nước với vài viên đá lạnh để đu đủ được giòn, sau đó vớt ra và để ráo nước.
– Vắt lấy nước cốt chanh pha với một ít súp, đường, mì chính rồi thêm tỏi ớt thái nhỏ vào sao cho vừa với đu đủ có.
– Cho rau răm thái nhỏ vào bát đựng đu đủ, đổ nước pha tỏi ớt bát, cho tai lợn vào rồi trộn đều. Công đoạn cuối cùng là ngồi và thưởng thức thành quả.