Tìm hiểu chế độ dinh dưỡng cho bé 11 tháng tuổi. Trong giai đoạn này, để bé phát triển một cách toàn diện và có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh thì chế độ dinh dưỡng cho bé 11 tháng tuổi đóng vai trò vô cùng quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu chế độ dinh dưỡng cho bé 11 tháng tuổi ở bài viết bên dưới nhé!
>> Mẹo hay giúp bé ăn dặm vừa ngon vừa khỏe
>> 11 tháng, bé cần bổ sung đầy đủ những dưỡng chất này!
Theo chuẩn của WHO 2007 bé trai 11 tháng tuổi có cân nặng trung bình 9,4 kg, chiều cao trung bình là 74,5 cm. Bé gái có cân nặng trung bình là 8,7 kg, cao 72,8 cm. Hãy xem chiều cao và cân nặng của trẻ đã đúng chuẩn chưa để điều chỉnh chế độ ăn cho trẻ một cách tích hợp.
Tìm hiểu chế độ dinh dưỡng cho bé 11 tháng tuổi
Ở giai đoạn này, trẻ bắt đầu mọc răng và rất thích bốc mọi thứ, bé đã nuốt thức ăn một cách dễ dàng hơn, và không còn đẩy thức ăn ra khỏi lưỡi nữa. Bạn nên thay đổi thực đơn thường xuyên để tránh gây ra sự nhàm chán cho bé.
Chế độ dinh dưỡng cho bé 11 tháng tuổi: Bé ăn những gì?
- Sữa mẹ hoặc sữa bột.
- Các loại ngũ cốc giàu chất sắt (gạo, lúa mạch, lúa mì, yến mạch, ngũ cốc hỗn hợp).
- Một lượng nhỏ thực phẩm giàu đạm (trứng, thịt xay nhuyễn, thịt gia cầm, cá không xương, đậu phụ, đậu Hà Lan, đậu đen).
- Một lượng nhỏ phô mai mềm tiệt trùng, sữa chua, phô mai (tuy nhiên, không nên dùng sữa bò cho đến khi bé được 1 tuổi).
- Trái cây và rau quả (chuối, đào, lê, bơ, cà rốt nấu chín, bí, khoai tây, khoai lang).
- Các loại thực phẩm bé có thể cầm tay và ăn (bánh mì nướng cắt nhỏ, chuối chín cắt lát, nui nấu chín, bánh quy giòn, bánh ngũ cốc ít đường hình chữ O).
Chế độ dinh dưỡng cho bé 11 tháng tuổi cần có những gì?
Thực đơn cho 3-4 bữa chính
Có thể là bột hoặc cháo nhưng phải đủ 4 nhóm chất bao gồm chất bột (gạo, đỗ, mỳ… ), chất đạm (thịt, cá, tôm, cua, trứng… ), chất béo (dầu ăn, mỡ), vitamin và chất khoáng (các loại rau, củ). Mẹ lưu ý nhóm chất béo cần được cung cấp đủ, việc thiếu chất béo cũng dẫn tới việc hấp thu một số các vitamin (A, D, E, K) bị hạn chế, vì đó là các vitamin tan trong dầu.
Thực đơn 2-3 bữa phụ bao gồm
Sữa, sữa chua, súp, bún, phở, bánh ngọt…. Giai đoạn này nguồn cung cấp năng lượng từ sữa vẫn rất quan trọng, mỗi ngày mẹ nên cho bé bú khoảng 600-800ml sữa (có thể gồm sữa mẹ, sữa ngoài, sữa chua… ).
1-2 bữa trái cây chín hoặc nước trái cây pha loãng. Giúp bé tăng cường vitamin và các khoáng chất khác.
Lượng thực phẩm trong một bữa bột cho bé ở lứa tuổi này là: 20-25g bột, 30-40g chất đạm (thịt, cá, tôm, cua… ), 10-15g rau xanh, 10g dầu ăn.
Tìm hiểu chế độ dinh dưỡng cho bé 11 tháng tuổi
Trong chế độ dinh dưỡng của bé 11 tháng tuổi không nên có sữa bò cho đến khi bé được ít nhất 1 tuổi. Lưu ý gọt vỏ và bỏ hạt khi cho bé ăn trái cây để tránh bị hóc. Nếu bé vẫn còn bú mẹ và bé tỏ ra kích thích vào buổi tối thì mẹ ngưng dùng những thức uống có chất kích thích như café, coca cola, trà nhé. Vì những thực phẩm đó có thể gây hại cho bé như táo bón, khó tiêu,..
Những lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho bé 11 tháng tuổi
+ Khi lên chế độ dinh dưỡng cho bé 11 tháng tuổi, mẹ nên cho bé ăn 2-3 bữa chính mỗi ngày và đan xen là bữa ăn nhẹ (có thể là bánh quy ăn dặm, bim bim giòn tan, hoa quả, váng sữa hoặc sữa chua…). Để cho con không bị khát bạn hãy cho bé uống sữa bổ sung nhé.
+ Hãy cho bé ăn thật từ tốn, bắt đầu với lượng thức ăn rất ít và những thực phẩm dễ tiêu, sau đó mới tăng dần số lượng và chất lượng thức ăn.
+ Tiếp tục bú sữa khi ăn dặm, bởi theo ý kiến của các chuyên gia thì sữa mẹ là nguồn thức ăn quan trọng nhất của bé trong suốt năm đầu đời vì vậy dù bạn đã tập cho bé ăn dặm thì vẫn nên tiếp tục cho bé bú thêm sữa mẹ hoặc cho bé uống sữa ngoài để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho bé được cung cấp đầy đủ và cân bằng.
+ Hãy chọn thức ăn phù hợp trong chế độ dinh dưỡng cho bé 11 tháng tuổi: Khi cho bé ăn, các mẹ hãy quan sát để biết con bạn thích hay không thích ăn những loại thực phẩm nào để tìm ra thực đơn phù hợp nhất cho bé hay bé có bị dị ứng với loại thức ăn đó do di truyền hay không nhé.
+ Hãy liên tục đổi thực đơn để bé không bị ngán: Thời gian tốt nhất để cho bé làm quen với một loại thức ăn mới là vào buổi sáng. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng quan sát thấy phản ứng của bé với thức ăn ví dụ bé tỏ ra thích thú hay khó chịu, bé có dị ứng với thức ăn mới hay không.
Tuy nhiên, nếu bé có những dấu hiệu như chảy nước mũi, nghẹn, đau bụng, bé la hét om sòm thì phải báo ngay với bác sĩ.